Nhắc tới Sài Gòn người ta thường nghĩ tới một thành phố hiện đại, nhộn nhịp bậc nhất cả nước mà ít ai nhớ rằng Sài Gòn cũng mang nhiều dấu ấn lịch sử của riêng mình. Địa đạo Củ Chi chính là một minh chứng rõ ràng cho điều đó. Có tới địa đạo Củ Chi mới thấu hiểu phần nào sự hào hùng của lịch sử Việt Nam.
xem thêm: 4 khu vui chơi cho trẻ em ở Sài Gòn vui và an toàn nhất
Là 1 địa điểm du lịch Sài Gòn (Ảnh ST)
Địa đạo Củ Chi nằm cách trung tâm Sài Gòn khoảng 70 km. Đây là nơi thu nhỏ lại trận đồ biến hóa của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến chống suốt 30 năm đem lại độc lập tự do cho tổ quốc.
Khu du lịch gồm 2 phần cách nhau 13km:
Khung cảnh yên bình của địa đạo Củ Chi ( Ảnh ST)
Bạn có thể đến địa đạo Củ Chi bằng nhiều cách. Nếu đi xe buýt thì chỉ cần bắt xe 13 tới bến xe Củ Chi và bắt tiếp chuyến 79 thì sẽ tới được địa đạo
Còn nếu đi xe máy hay taxi thì đường đi cũng khá đơn giản.
Địa đạo Củ Chi có chiều dài lên đến khoảng 250 km, từ đường “xương sống” địa đạo tỏa rộng như mạng nhện trong lòng đất, bao gồm các công trình: đường hầm, chiến hào, ụ, ổ chiến đấu, hầm ăn, ngủ, hội họp, bếp, giếng nước, kho dự trữ…Các công trình ăn thông với nhau hoặc có thể độc lập chấm dứt tùy địa hình. Một số nhánh của địa đạo đổ ra sông Sài Gòn để đề phòng trường hợp nguy kịch có thể vượt sông qua căn cứ Bến Cát ( Bình Dương).
Của hầm vào địa đạo củ chi ( Ảnh ST)
Trước khi tham quan, du khách sẽ được nghe giới thiệu qua về địa đạo ( Ảnh ST)
Sơ đồ mô phỏng một phần địa đạo Củ Chi ( Ảnh ST)
Tái hiện lại một số hoạt động dưới địa đạo ( Ảnh ST)
Trong lòng địa đạo Củ Chi tối và thiếu không khí, nhiều đoạn du khách phải khom lưng mới có thể đi được. Tùy từng khu vực địa hình địa đạo có thể có tới 2,3 tầng.
Đường hầm dưới địa đạo có nhiều đoạn thấp du khách phải khom lưng mới qua được ( Ảnh ST)
Phía trong địa đạo được tái hiện lại ( Ảnh ST)
Tham quan hầm may quân trang ( Ảnh ST)
Tầng gần mặt đất nhất của địa đạo cách mặt mất khoảng 3m có thể chống được sức nặng của xe tăng, xe bọc thép, một số nơi sâu hơn có thể chống được bom nhỏ. Một số cửa hầm được thiết kế thành các ổ chiến đấu, ụ súng bắn tỉa rất linh hoạt. Xung quanh cửa hầm cũng được bố trí nhiều hầm chông, hố mìn.
xem thêm: